Axit Nitric HNO3 68%

Mã code: 7697372

Thương hiệu: Jisico-Hàn Quốc

Mô tả nhanh

Axit nitric HNO3 được VietChem nhập khẩu từ Hàn Quốc với chất lượng sản phẩm vô cùng tốt. Chúng tôi phân phối HNO3 với giá cả cạnh tranh. Liên hệ ngay để nhận báo giá HNO3 tốt và nhanh nhất.

Liên hệ

Đặt hàng qua điện thoại: 0963029988

Hoặc để lại số điện thoại, Chúng tôi sẽ gọi ngay cho bạn !!!

Gọi lại cho tôi

Hoặc tải về Catalogue sản phẩm

Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm Axit Nitric 
Tên khác Nitric Acid
Công thức hóa học HNO3
CAS 7697-37-2
Nồng độ 68%
Xuất xứ Hàn Quốc
Ứng dụng

- Sản xuất phân bón, phân đạm,…

- Làm chất Oxy hoá trong nhiều phản ứng hoá học, ứng dụng trong phòng thí nghiệm

- Sử dụng làm chất tẩy rửa trong nhà máy

- Sử dụng phổ biến trong ngành xi mạ, luyện kim với nồng độ 68%

- Sử dụng trong quân sự: chế tạo thuốc phóng, nhiên liệu tên lửa, sản xuất thuốc nổ mạnh...

Tính chất

Axit nitric là một hợp chất vô cơ ở dạng tinh khiết Chất lỏng trong suốt không màu, bốc mùi hắc khó chịu. Nó là một chất axit độc và ăn mòn và dễ gây cháy. Axit nitric tinh khiết không màu còn nếu để lâu sẽ có màu hơi vàng do sự tích tụ của các oxit nitơ

Quy cách đóng gói 35kg/can, 280kg/phuy
Bảo quản, vận chuyển

- Chứa trong, can nhựa, phi, téc, loại đậm đặc ở nhiệt độ thường có thể chứa trong thùng nhôm.

- Để trong kho, làm thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, xa các loại kim loại, bazơ, các chất hữu cơ và các chất dễ cháy.

- Vận chuyển nhẹ nhàng tránh va đập làm vỡ bao bì.

- Khi tiếp xúc với HNO3 phải trang bị bảo hộ lao động.

Phiếu an toàn hóa chất

- MSDS Axit Nitric HNO3 (tiếng Việt)

MSDS Axit Nitric HNO3 (tiếng Anh)

Axit Nitric HNO3 68% dạng phuy tại kho của VietChem

Khi kể đến các loại axit thì không thể không nhắc đến axit nitric, nó được biết với tính axit và oxy hóa mạnh. Không chỉ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp mà còn được bắt gặp trong tự nhiên, là nhân tố của những trận mưa axit. Vậy Axit nitric HNO3 là gì? Đặc điểm và tính chất của nó như thế nào? cùng VietChem tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

Tổng quan về Axit Nitric HNO3

1. Axit nitric HNO3 là gì?

Axit nitric được biết đến là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học HNO3. Trong tự nhiên, loại axit này được hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp. Nó được xem là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

Axit nitric HNO3 là gì?

Axit nitric HNO3 là gì?

2. Lịch sử

Axit nitric được tổng hợp lần đầu vào khoảng năm 800 AD do một nhà giả kim người Ả Rập tên Jabiribn Hayyan (hay còn có tên khác là Geber, đôi khi ông được xem là cha đẻ của hóa học thời kỳ đầu)

3. Công thức cấu tạo HNO3

Công thức cấu tạo axit nitric

Công thức cấu tạo axit nitric

4. Tính chất vật lý

 

TÍNH CHẤT

Công thức hóa học

HNO3

Khối lượng phân tử

63.012  g · mol −1

Ngoại quan

Chất lỏng trong suốt không

Mùi

Mùi hắc gây khó chịu 

Tỉ trọng

1,51 g cm 3 , 1,41 g cm 3 [68% w / w]

Độ nóng chảy

− 42 ° C (− 44 °F; 231K)

Điểm sôi

83 °C (181 °F; 356 K) dung dịch 68% sôi ở 121 °C (250 °F; 394 K)

Độ hòa tan trong nước

Tốt

Áp suất hoá hơi

48 mmHg (20 °C) 

Độ axit (pKa )

− 1.4 

Cơ sở liên hợp

Nitrat

Nhạy cảm từ (χ)

1,99 × 10 −5  cm 3 / mol

Chỉ số khúc xạ ( nD )

1.394 (16,5 ° C)

Khoảnh khắc lưỡng cực

2,17 ± 0,02 D

NHIỆT HÓA HỌC

Entropy mol std ( S o 298 )

146 J · mol · 1 · K 1 

Entanpy Std của
hình (Δ f H ⦵ 298 )

− 207 kJ · mol 1 

Axit nitric sẽ bị phân hủy tạo thành nitơ đioxit NO2 (tại nhiệt độ thường) dưới tác dụng của ánh sáng.

4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2

5. Tính chất hóa học của axit nitric

Axit nitric được xem là một dung dịch nitrat hidro hay còn được biết đến là axit nitric khan.  Nó là một monoaxit mạnh với tính oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = - 2

  • Trong dung dịch, axit nitric bị điện ly hoàn toàn thành các ion nitrat NO3-  và một proton hydrat hay còn gọi là ion hyđroni do nó là một monoproton chỉ có một sự phân ly

H3O + HNO3 + H2O → H3O+ + NO3-

  • Làm quỳ tím hóa đỏ
  • Phản ứng với bazo, oxit bazo và muồi cacbonat tạo ra các muối nitrat

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

  • Có thể tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt để tạo thành muối nitrat và nước

Kim loại + HNO3 đặc  → muối nitrat + NO + H2O (to)

Kim loại + HNO3 loãng  → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh  → muối nitrat + H2

Mg (rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

  • Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra giúp bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp
  • Tác dụng với phi kim (các nguyên tố á kim trừ silic và nhóm halogen) tạo ra nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito đối với axit loãng cùng nước và oxit của phi kim.

C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

P + 5HNO3 đặc  → 5NO2 + H2O + H3PO4

3C + 4HNO3 loãng →  3CO2 + 4NO + 2H2O

  • Tác dụng với oxit bazo, bazo và muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

  • Tác dụng với hợp chất

3H2O + 2HNO3 (> 5%) →  3S (kết tủa) + 2NO + 4H2O

PbS + 8HNO3 (đặc) → PbSO4 (kết tủa) + 8NO2 +  4H2O

Ag3PO4 tan trong HNO3 → HgS không phản ứng với HNO3

  • Axit nitric có thể tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ và có khả năng phá hủy chúng nên sẽ gây nguy hiểm cao khi loại axit này tiếp xúc với cơ thể người

Chú ý tính oxi hoá của axit nitric HNO3

HNO3 khi tác dụng với các chất có tính khử như: kim loại, phi kim, các hợp chất của Fe,... sẽ thể hiện tính oxi hóa mạnh

Thông thường:

  • Nếu axit nitric đặc, nóng tạo ra khí NO2
  • Nếu axit nitric loãng, thường cho ra khí NO. Nếu chất khử có tính khử mạnh, nồng độ axit và nhiệt độ thích hợp có thể cho ra các chất khí N2O, N2, NH4NO3

Lưu ý:

  • Một số kim loại như: Sắt, nhôm, crom,... không tan trong axit HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.
  • Khi giải bài tập cần chú ý đến trường hợp tạo ra khí khác như NH4NO3
  • Khi axit HNO3 tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử chỉ xảy ra phản ứng trung hòa.
  • Với kim loại có nhiều hóa trị (Fe, Cr), nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa trị 3 của kim loại (Fe3+, Cr3+); nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo muối hóa trị 2 (Fe2+, Cr2+), hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối.
  • Các chất khử phản ứng với muối NO3- trong môi trường axit tương tự phản ứng với HNO3.

Cách điều chế axit nitric

1. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm

Thường sử dụng muối natri tinh thể tác dụng với axit sunfuric đặc, chưng cất hỗn hợp tại nhiệt độ 83oC cho đến khi xuất hiện chất kết tinh màu trắng theo phương trình

H2SO4 (đặc) + NaNO3 (tinh thể) → HNO3 + NaHSO4

Axit nitric bốc khói đỏ sau khi thu được có thể chuyển thành axit nitric màu trắng. Lưu ý khi thực hiện cần sử dụng các dụng cụ làm từ thủy tinh đặc biệt là bình cổ cong nguyên khối do axit nitric khan.

Ngoài ra còn có thể tạo axit nitric bằng cách phân hủy nhiệt của đồng (II) nitrat, tạo thành khí nito dioxide và khí oxy. Sau đó được truyền qua nước để tạo nên axit nitric

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

4NO2 + O2 → HNO2 + HNO3

2. Trong công nghiệp

Axit nitric loãng có thể được cô đặc đến 68% axit với một hỗn hợp azeotropic 32% nước. Nếu muốn thu được axit có nồng độ cao hơn, người ta tiến hành chưng cất với axit sunfuric H2SO4 (chất này đóng vai trò là chất chất khử hấp thụ lại nước)

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (Pt, 850 oC)

2NO + O2 → NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Trong công nghiệp dung dịch axit nitric thường có nồng độ 52% và 68% và được sản xuất bằng công nghệ Ostwald do Wilhelm Ostwald phát minh.

Ứng dụng của Axit nitric HNO3

1. Trong thí nghiệm

  • Được sử dụng làm thuốc thử cho quá trình nitrat hóa hay là một tác nhân oxy hóa mạnh
  • Trong giảng dạy: sử dụng trong phòng thí nghiệm trường học để thực hiện các thí nghiệm liên quan đến việc thử clorit

2. Trong công nghiệp

  • Axit nitric 68% là nguyên liệu quan trọng để chế tạo thuốc nổ: nitroglycerin, trinitrotoluen (TNT), cyclotrimethylenetrinintramin (RDX)
  • Đối với loại axit nitric có nồng độ 0.5 – 2% được dùng làm hợp chất nền giúp xác định sự tồn tại của kim loại dung dịch
  • Khi cho nó kết hợp với axit clorua thu được dụng dịch nước cường toan có khả năng hòa tan bạch kim và vàng nên axit nitric còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành luyện kim, xi mạ cùng tinh lọc.
  • Là nguyên liệu để sản xuất các chất hữu cơ, bột màu, sơn, thuốc nhuộm vải hay thuốc tẩy màu.
  • Được sử dụng để sản xuất nitrobenzene – tiền chất để tạo ra anilin cùng các dẫn xuất có vai trò then chốt trong sản xuất bọt xốp polyuretanm sợi aramit và dược phẩm.
  • Ở nhiệt độ thấp (khoảng 10%), axit nitric thường dùng trong nhân tạo thông và maple
  • Ngoài ra, nó còn sử dụng trong tẩy rửa các đường ống, bề mặt kim loại của các nhà máy sữa, loại bỏ các tạp chất và cân bằng lại độ tiêu chuẩn của nước, ứng dụng trong sản xuất phân bón nhất là phân đạm,…
Sử dụng HNO3 trong chế tạo thuốc nổ

Sử dụng HNO3 trong chế tạo thuốc nổ

Lưu ý sử dụng axit nitric an toàn

1. Cảnh báo nguy hiểm

Cảnh báo nguy hiểm khi dùng axit nitric HNO3

Cảnh báo nguy hiểm khi dùng axit nitric HNO3

2. Tổn thương có thể gặp phải

  • Khi tiếp xúc trực tiếp với mắt: gây kích ứng thậm chí mù lòa
  • Tiếp xúc qua dường hô hấp: gây kích ứng nghiêm trọng. Có thể gây khó thở, dẫn đến viêm phổi và tử vong. Một số triệu chứng khác như ho, nghẹt thở, kích ứng ở mũi hay đường hô hấp
  • Tiếp xúc với da: gây kích ứng mẫn đỏ, đau rát và gây bỏng nặng
  • Đường tiêu hóa: nếu nuốt phải có thể gây cháy miệng, dạ dày
  • Phơi nhiễm lâu có nguy cơ ung thư

3. Xử lý sự cố

  • Khi tiếp xúc mắt: cần tháo kính áp tròng nếu có và nhanh chóng rửa ngay với nước sạch nhiều lần trong ít nhất 15 phút, sau đó có sự can thiệp của y tế.
  • Hít phải: đi ra khỏi khu vực, đến nơi thông thoáng và tìm sự chăm sóc của y tế
  • Đối với đường da: rửa ngay vùng bị ảnh hưởng nhiều lần bằng nước sạch ít nhất 15 phút. Loại bỏ quần áo bị ô nhiễm và giặt sạch bằng xà bông nếu muốn sử dụng lại. Đến cơ sở y tế gần nhất nếu có hiện tượng kích ứng nặng.
  • Nuốt phải: súc miệng bằng nước hoặc sữa, không cho bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân khi họ bất tỉnh. Tìm kiếm ngay sự trợ giúp của y tế.
  • Cần đặc biệt tuân thủ các quy định trong lưu trữ và sử dụng hóa chất nói chung va axit nitric nói riêng để đảm bảo an toàn

Mua axit nitric HNO3 công nghiệp ở đâu giá tốt, uy tín?

Axit nitric là hoá chất với khả năng ăn mòn cao, gây nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp cho người sử dụng nên cần hết sức lưu ý khi dùng sản phẩm này và trước hết cần lựa chọn sản phẩm đảm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để đảm bảo được điều đó thì việc tìm mua tại địa chỉ uy tín là điều rất cần thiết.  Với 20 năm kinh nghiệm, VietChem là một trong các đơn vị cung cấp axit nitric nói riêng và các loại hóa chất nói chung cho nhiều đối tác lớn. Tại VietChem:

  • Các sản phẩm luôn được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đầy đủ các chứng từ kèm theo.
  • Giá cả cạnh tranh, phương thức thanh toán linh hoạt
  • Với hơn 50 đầu xe có thể hỗ trợ khách hàng vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn
  • Các đại lý và chi nhánh trải rộng cả nước thuận tiện cho khách mua hàng
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc

Nếu quý khách có nhu cầu mua axit nitric hay các sản phẩm hóa chất khác, xin vui lòng truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp đến số hotline để được tư vấn, báo giá nhanh và tốt nhất. Qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm được axit nitric HNO3 là gì? Lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Thường xuyên đón đọc trên web cua VietChem để tìm thêm những bài viết hấp dẫn khác

Bình luận, Hỏi đáp

Hỗ trợ

HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

0963 029 988

0963029988